Hương hỏa

Trước 75 thì còn. Sau 75 chẳng còn gì.
Nghĩa đĩa của tộc xứ Kham La Mang (Cánh đồng Xá Trâu) cũng thành nghĩa địa chung.
Tuy nhiên cũng sẽ tổng hợp lại để biết ...

Lược thuật công đức của tổ tiên
Tộc Võ Văn


Thủy tổ Võ Đại Lang và bà Trà Mạnh Nương, sanh hạ được một người con, tức Nhị thế tổ Võ Văn Nhan.
Nhị thế tổ Võ Văn Nhan kết hôn cùng bà Nguyễn Thị Song sanh hạ được một người con trai, tức Tam thế tổ Võ Văn Hiếu.
Nhị thế tổ mất sớm. Năm Lê Cảnh Trị nguyên niên (vua Huyền Tôn hiệu là Cảnh Trị. Cảnh Trị Nguyên niên : 1663), Tam thế tổ cùng mẹ thiết lập một ngôi chùa thờ Phật tại xứ Non-núi (lúc bấy giờ ở đây chưa có xã hiệu, nay thuộc ấp Ngọc Sơn). Đặt hiệu là chùa Phúc Lâm Tự, trong chùa có nhiều tượng Phật, có chuông mỏ hẳn hoi, có sư tăng trụ trì chuyên lo tụng niệm, hương hỏa trang nghiêm, có nhà lăng giếng đầy đủ tiện nghi. Xung quanh Chùa núi cây bao bọc, rộng lớn hơn 5 mẫu cây cối xanh tươi rậm rạp. Ngoài ra có hơn một mẫu thổ, hơn 5 sào ruộng tại xứ Bàu Bàng 2 mẫu 2 ruộng tại xứ Bàu Bàng. Số ruộng đất kể trên mẹ con bà trích trí hương hỏa cho chùa, và cấp dưỡng cho sư tăng trú trì ở đây tụng niệm.
Tất cả núi, đất, ruộng nói trên của thủy tổ đứng bộ lưu hạ. Cũng năm đó mẹ con bà trở về kiến thiết thêm một cảnh chùa nữa tại ấp Đồng Thái đặt hiệu Tây Sơn Tự. Cảnh chùa này không có sư tăng trù trì, sau một thời gian lâu, tộc cúng cho ấp Đồng Thái phụng tự.
Cảnh chùa Phúc lâm về đời sau không có sư tăng trú trì ở nữa, nên tộc phải đặt người ở gần đó chăm nom và lo cúng kinh như thường lệ. Cảnh chùa này trải qua bao thế kỷ gặp nhiều lần biến cố nhưng vẫn tồn tại. Đến năm Bính Ngọ 1966, cách mạng chiếm đóng quân đội quốc gia tấn công nên chùa bị tan vỡ vì bom đạn nay tạm thời để chờ thời tái lập. Ô hô! Chùa đã bị sụp đổ sau 303 năm! Núi rừng cây cối bị xơ xác, ruộng đất bị lở lấp. Nhưng di tích lịch sử của tiền nhân vẫn còn chói rạng trong lòng người Võ Văn đến muôn đời sau.
Cảnh chùa này so với cảnh chùa Hà Lam kiến tạo hồi Vua Hiếu Tôn 1764 niên hiệu Cảnh Hưng thì chùa tộc ta có trước 101 năm.
Nói về ruộng đất núi rừng tại bộ làng Ngọc Sơn đó Thủy tổ đứng bộ đến triều vua Gia Long lập bộ lại thì ông Võ Văn Hi đứng thừa kế.
Công đức xây dựng tộc như sau:
Phái I :
Ông Võ Văn Hi, tự Giản đứng bộ xứ Kham La Mang ruộng, đất rừng tràm và mộ địa. 
Ông Võ Văn Luận, Tự tuyên đứng bộ ruộng Xuân Thu.
Phái III :
Ông Võ Văn khoa, tự Ứng, đứng bộ núi xứ Thị Đàng (Thuộc ấp Đồng Thái) và ông cúng 2 sào đất cho làng Hà Lam, làm nhà thờ Tiền Hiền.
Phái IV :
Ông Võ Văn Thuận đứng đất và cám xứ Trà Quân, nay làng Hà Lam đỗi 2 số hiệu xứ Bà Nú để làm Đàng Tiên Nông.
Phái V :
Ông Võ Văn Viên đứng bộ đất và mộ địa trên Loài thuộc bộ Phú Cang. 

Tóm lại ông bà tộc Võ Văn chúng ta đã có công gây dựng lưu hạ lại đời sau đủ tiện nghi, có chùa, có nhà thờ tổ tiên, có ruộng đất, trích trí hương hỏa, sống thừa hưởng khỏi đóng góp, chết có mộ địa. Ngày nay con cháu chúng ta phải có bổn phận bảo tồn di tích của tổ tiên. Sách có câu “Sáng nghiệp nan thủ thành bất vị”, đó là về vật chất. Còn về tinh thần, chúng ta phải noi gương tổ tiên, giữ được thuần phong mỹ tục, trên thuận dưới hòa, có tôn ti thượng hạ, biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Vì tộc chúng ta từ trước đến nay nổi tiếng là một tộc có kỷ cang.
Nay nhơn ngày tu tộc phổ nên tôi xin lược ghi lại đôi điểm: 1 là ôn lại quá khứ để kính tri ân tổ tiên, 2 nhắc nhở hiện tại lo gìn giữ, lưu lại tương lai biết rõ, lo bảo tồn vĩnh cữu.
Được như thế chúng ta mới hãnh diện là con cháu của tộc Võ Văn vậy.


Lược ghi công đức, Võ Văn Nguyện - lược thuật